Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Kỳ tích: Cứu sống bệnh nhân gần như ngừng đập suốt 5 ngày

Chiều ngày 22/6, Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức lễ tiễn bệnh nhân mà theo như PGS.TS Đào Xuân Cơ- Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ là: Thầy của tôi, GS.TS Nguyễn Gia Bình đã hơn 40 năm làm nghề hồi sức tích cực, và tôi hơn 20 năm làm nghề cũng chưa bao giờ gặp ca bệnh nguy kịch như vậy…

Hội chẩn bệnh nhân ngay trên xe cứu thương

Trước đó, bệnh nhân “đặc biệt” là chị Mai Thị L, 34 tuổi ở Tuyên Quang được chẩn đoán loét dạ dày có chỉ định dùng hỗn hợp thuốc (chống vi khuẩn HP, ức chế bơm proton ( PPI), và clarithromycine), trước đó chị L. có uống 1 liều sau đó thấy ngứa, khó chịu đã tạm dùng thuốc 1 ngày thì hết đến sáng ngày 13/5/2018, chị lại tiếp tục uống, sau đó có biểu hiện của dị ứng như đỏ da, phù mặt, bồn chồn, khó chịu…

Bệnh nhân L. đã đến bệnh viện Hùng Vương (Phú Thọ) khám với chẩn đoán phản vệ. Các bác sĩ đã xử trí với các thuốc chống dị ứng như ; dimedrol, adrenalin nhưng tình trạng nặng lên, bệnh nhân thấy mệt, chóng mặt tiếp đó là hôn mê, co giật, suy hô hấp nặng và ngừng tuần hoàn.


Bệnh nhân L. hồi phục sau hơn tháng được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai nỗ lực điều trị

Bệnh nhân L. hồi phục sau hơn tháng được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai nỗ lực điều trị

Ngay lập tức bệnh nhân được cấp cứu ngừng tuần hoàn (ép tim ngoài lồng ngực), sau 20 phút bệnh nhân có tim đập trở lại. Bệnh nhân tiếp tục được xử trí sốc phản vệ, đặt nội khí quản, thở máy, duy trì adrenalin...

“Mặc dù được hồi sức tích cực theo đúng phác đồ nhưng sau đó bệnh nhân lại tiếp tục ngừng tuần hoàn lần 2, các nhân viên y tế lại tiến hành ép tim ngoài lồng ngực trong khoảng 15 phút nữa tim mới đập trở lại”- PGS.TS Đào Xuân Cơ nói.

Nhận định đây là trường hợp phản vệ nguy kịch với các diễn biến phức tạp, bệnh nhân sẽ tử vong, lãnh đạo BV Hùng Vương đã gọi điện cho GS Nguyễn Gia Bình-Bệnh viện Bạch Mai để xin ý kiến hỗ trợ.

“GS Bình nhận định, đây là một trường hợp phản vệ nguy kịch biến chứng ngừng tuần hoàn, suy đa tạng nên cần được chuyển ngay đến Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai để hỗ trợ tim phổi nhân tạo (ECMO). Trong những trường hợp này, nếu được chuyển đến các trung tâm hồi sức với các trang thiết bị, thì cơ hội sống của bệnh nhân cao hơn. GS Bình đã báo cáo cho Ban Giám đốc và nhận được chỉ đạo tập trung mọi nỗ lực cao nhất để cứu sống bệnh nhân”- PGS.TS Cơ cho biết.

Một mặt BV Bạch Mai liên tục giữ liên lạc tư vấn từ xa trong quá trình xử trí, vận chuyển mặt khác đã cử ngay 1 đội cấp cứu do BS Phạm Thế Thạch lên đường.

Sau khi tiếp cận được bệnh nhân trên đường gần TP Việt trì, BS Thạch đã hội chẩn trên xe cứu thương và hộ tống bệnh nhân về Bệnh viện Bạch Mai.

Nỗ lực chạy đua với “thần chết” cứu bệnh nhân hôn mê, đồng tử giãn, chảy máu rất nhiều nơi

Đồng thời, tại Khoa Hồi sức tích cực- Bệnh viện Bạch Mai, nhóm bác sĩ thực hiện kỹ thuật tim phổi nhân tạo tại giường (ECMO) và các chuyên khoa khác đã chuẩn bị sẵn sàng chờ đón bệnh nhân.

Đúng như nhận định, bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng nguy kịch: nhịp tim rất nhanh, 170 lần/phút, huyết áp thấp phải duy trì thuốc vận mạch liều rất cao, hôn mê sâu, suy hô hấp rất nặng, SPO2 chỉ đạt 60% với oxy tối đa, phù phổi cấp rất nhiều bọt hồng qua ống nội khí quản, xét nghiệm nhanh thấy có thiếu oxy và toan chuyển hóa nặng rối loạn. Chẩn đoán đây là một trường hợp phản vệ nguy kịch với biến chứng ngừng tuần hoàn, chảy máu phổi, siêu âm tim thấy tim đập rời rạc rất yếu, vì vậy không thể tiếp tục dùng thuốc, cần phải thực hiện kỹ thuật ECMO ngay lập tức.

Mặc dù kỹ thuật ECMO là kỹ thuật rất khó liên quan đến phẫu thuật mạch máu, trang thiết bị hiện đại nhưng để chạy đua với thời gian tính bằng phút nên chỉ trong khoảng 15 phút sau khi vào viện, máy ECMO đã được kết nối với bệnh nhân.

“Ngay sau khi có hỗ trợ của máy ECMO, nhịp tim của bệnh nhân giảm tử 170 xuống 120 và 80 lần/ phút và ngừng đập..., điện tâm đồ là đường thẳng và siêu âm tim thấy tim gần như không có hoạt động co bóp. Tình trạng này kéo dài liên tục 5 ngày trong sự lo lắng của thầy thuốc và gia đình bệnh nhân khi thấy bệnh nhân hôn mê, đồng tử hai bên giãn, chảy máu rất nhiều nơi. Nhưng các thầy thuốc khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai đã tiếp tục chiến đấu với thần chết”- PGS.TS Đào Đào Xuân Cơ kể lại.

Bệnh nhân L. trước giờ ra viện vẫn chia sẻ

Bệnh nhân L. trước giờ ra viện vẫn chia sẻ "khi nghe người thân kể lại tôi không ngỡ mình được cứu sống"

Đến ngày thứ 6, một chút hy vọng lóe lên, khi tim bắt đầu hoạt động trở lại trên máy theo dõi thấy các hoạt động điện của tim, nhịp tăng từ 50 lên đến 90 lần/phút, khi siêu âm thấy tim bắt đầu co bóp tốt hơn nhưng tình trạng suy đa tạng chưa cải thiện nhiều. Bệnh nhân tiếp tục được ECMO, lọc máu liên tục, thở máy, truyền các chế phẩm máu, kháng sinh, duy trì thuốc chống đông…

Đến ngày thứ 12, tim đã hồi phục tốt hơn, ý thức tỉnh hơn đã tiến hành ngừng máy ECMO. bệnh nhân tiếp tục hỗ trợ thở máy, suy thận phục hồi chậm nên tiếp tục lọc máu. Đến ngày thứ 20, bệnh nhân tỉnh táo, hết suy đa tạng nên đã rút nội khí quản, thở oxy liều thấp, tập phục hồi chức nặng.

Ngày thứ 25 sau khi bị phản vệ, nhờ các biện pháp hồi sức tích cực, chăm sóc toàn diện và phục hồi chức năng kết hợp nên bệnh nhân đã tự đi lại được, không phải thở oxy.

Thái Bình

0 nhận xét:

Đăng nhận xét