This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Ðiều trị lách to thế nào?

Đào Văn Mạnh (daomanh77@gmail.com )

Lá lách là một cơ quan nhỏ nằm ngay dưới lồng xương sườn trên bên trái. Ngoài vai trò thành viên của hệ huyết học, lách còn là một bộ phận của hệ thống miễn dịch, tạo ra kháng thể chống lại các vi khuẩn, ký sinh trùng, virut khi chúng đột nhập cơ thể. Lách thường to ra khi cơ thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, một số bệnh gan, bệnh về máu,... Lá lách to có thể gây đau hay đầy bụng trên bên trái, có thể lây lan sang vai trái; thiếu máu, mệt mỏi, thường xuyên bị nhiễm khuẩn, dễ chảy máu.

Nếu lách to gây biến chứng nghiêm trọng điều trị nội khoa không kết quả có thể phẫu thuật cắt bỏ lá lách (cắt lách) là một lựa chọn. Đôi khi, xạ trị có thể thu nhỏ lá lách để có thể tránh được phẫu thuật. Trong thư bạn nói lách to nhưng không nói rõ nguyên nhân do bệnh về máu hay bệnh về gan hay do nhiễm ký sinh trùng (sốt rét). Nếu tiền sử có bệnh về máu như thalasemia thì sau cắt lách người bệnh vẫn khỏe mạnh.

Tuy nhiên, cần định kỳ mỗi tháng khám và điều trị thải sắt tại Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Trung ương hoặc Khoa Huyết học của bệnh viện tỉnh gần nhà. Tóm lại, bạn không nên quá bi quan, hãy đi khám sớm tại bệnh viện chuyên khoa để được tư vấn lựa chọn cách điều trị phù hợp. Chúc bạn mau lành bệnh.

BS. Vũ Ngọc Anh

Nguyên nhân gây hạ canxi máu

Hoàng Sơn(Thanh Hóa)

Hạ canxi máu thường liên quan đến tuyến cận giáp - một cụm tuyến có chừng 4 - 7 hạt nhỏ như hạt đậu nằm ẩn phía sau tuyến giáp trạng. Tuyến cận giáp đóng vai trò quan trọng trong chuyển hoá canxi, phospho. Các nguyên nhân gây hạ canxi máu: thức ăn thiếu canxi; sự hấp thu canxi của cơ thể bị giảm do bị những bệnh như: hội chứng kém hấp thu, thiếu vitamin D; canxi bị tăng đào thải do mắc bệnh suy cận giáp trạng, giảm canxi do giảm albumin huyết thanh, tăng phosphat máu, dùng thuốc kích thích beta 2 kéo dài, suy thận mạn tính, dùng thuốc lợi tiểu kiểu furosemid quá nhiều gây tăng đào thải canxi.

Triệu chứng của hạ canxi máu: tê bì đầu chi, lưỡi, quanh miệng, kèm cảm giác lo âu; co thắt các cơ ở đầu chi..., nếu nặng có thể có rối loạn nhịp tim. Trẻ em và người già nếu bị hạ canxi máu nặng có thể dẫn đến ngừng thở và tử vong. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Muốn phòng bệnh, cần tăng cường ăn các thực phẩm có chứa nhiều canxi như tôm, cua, cá, vừng, đậu nành, rau ngót, rau dền, sữa; tăng cường tắm nắng và tăng ăn dầu mỡ để hấp thu nhiều vitamin D.

BS.Nguyễn Hà

Vai trò của rượu trong đột biến gen gây bệnh cơ tim

Ở phần đầu của nghiên cứu, nhóm đã phân tích 141 bệnh nhân bị kiểu suy tim liên quan đến bệnh cơ tim do rượu. Tình trạng này khởi phát bởi uống nhiều hơn 70 đơn vị rượu mỗi tuần (khoảng 7 chai rượu vang) trong hơn 5 năm. Trong các trường hợp nặng có thể tử vong và buộc bệnh nhân phải được thay tim. Nhóm nghiên cứu thấy các gen khiếm khuyết titin cũng đóng vai trò trong bệnh này, có 13,5% bệnh nhân được thấy có mang đột biến gen cao hơn nhiều so với người bị đột biến gen trong dân số tổng quát. Những kết quả này cho thấy không chỉ đơn thuần là tình trạng nhiễm động rượu mà còn tăng khả năng biến đổi gen.

Vai trò của rượu trong đột biến gen gây bệnh cơ tim

Theo tiến sĩ James Ware ở Viện tim phổi quốc gia thì nghiên cứu này cho thấy rượu và gen tương tác nhau, việc biến đổi gen và dùng rượu cùng nhau đưa đến tình trạng suy tim. Các chuyên gia cho rằng cần phải kiểm tra nguyên nhân gen bằng cách hỏi tiền sử gia đình và thực hiện xét nghiệm gen titin.

Ở phần sau của nghiên cứu, các chuyên gia khám phá xem rượu đóng vai trò trong các kiểu khác của bệnh cơ tim giãn nở không. Khảo sát cho thấy có đến 12% các trường hợp bệnh cơ tim dãn nở có liên quan đến gen titin. Khảo sát 716 bệnh nhân bệnh cơ tim giãn nở xem uống rượu như thế nào, không có bệnh nhân nào uống lượng rượu cao cần thiết để gây ra đột biến gen. Tất nhiên việc uống rượu mức trung bình thôi cũng đã có thể gây ra những bất lợi và tạo đột biến gen titin ở người bị bệnh cơ tim dãn nở.

MINH THƯ

((Theo Journal of the American College of Cardiology, 6/2018))

Đau khớp háng không rõ nguyên nhân, nam bệnh nhân bị u ổ cối xương chậu hiếm gặp

Các bác sĩ Khoa Ngoại bụng 2, bệnh viện K đã phối hợp với chuyên gia chấn thương chỉnh bệnh viện ĐH Y Hà Nội và BVĐK Xanh Pôn phẫu thuật tạo hình thành công, phục hồi chức năng khớp háng cho nam bệnh nhân 28 tuổi bị u ổ cối xương chậu hiếm gặp.

Đau khớp háng đi khám bất ngờ phát hiện khối u ở vùng ổ cối xương chậu

Người nhà bệnh nhân Hoàng Đình H. quê ở Bắc Giang cho biết 1 năm qua anh H. thường xuyên bị đau khớp háng trái gây trở ngại lớn trong sinh hoạt hàng ngày, anh H. đã đi khám nhưng không phát hiện được tổn thương, bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm.

Đến khi không chủ động đi lại được, phải di chuyển phụ thuộc vào nạng thì gia đình mới đưa anh lên bệnh viện tuyến tỉnh kiểm tra lại. Các bác sĩ nghi ngờ anh có khối u ở vùng ổ cối xương chậu nên yêu cầu bệnh nhân chuyển xuống bệnh viện K.

Khối u vùng ổ cối xương chậu

Sau khi thăm khám và làm các chỉ định cần thiết, các bác sĩ bệnh viện K nhận định có một khối u ở vùng ổ cối xương chậu phá huỷ gần hoàn toàn ổ cối và phát triển vào ổ bụng bệnh nhân tạo thành một khối đường kính khoảng 10cm. Kết quả sinh thiết chẩn đoán xác định u tế bào khổng lồ.

Chỉ định phẫu thuật được đặt ra với mong muốn lấy bỏ khối u triệt để và tạo hình lại khớp háng để giúp cho bệnh nhân sinh hoạt vận động trở lại.

Ngay sau đó, bệnh nhân được hội chẩn toàn bệnh viện cùng với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành của khoa chấn thương chỉnh hình của bệnh viện Đại Học Y Hà Nội và BVĐK Xanh Pôn đưa ra phương án để lấy bỏ khối u.

Tuy nhiên vị trí phát triển của khối u từ phía ổ cối tương ứng với khu vực khuyết mẻ hông lớn và bé, nơi có dây thần kinh ngồi cùng với các bó mạch thần kinh mông trên và mông dưới đi qua, đây là khu vực hiểm yếu, có nguy cơ tai biến trong phẫu thuật rất cao. Sự phá huỷ hoàn toàn vùng đáy ổ cối làm cho khớp háng mất chức năng gần hoàn toàn, bệnh nhân không có khả năng tỳ đè chịu lực trên chân tổn thương, còn các động tác vận động không chịu lực của khớp háng.Trước nhiều khó khăn và thách thức, nhưng nếu không phẫu thuật bệnh nhân có thể đứng trước nguy cơ mất khớp háng, mất chức năng hoàn toàn dẫn đến liệt do đó các bác sĩ vẫn quyết định sẽ phẫu thuật “cứu đôi chân” của bệnh nhân H.

Nhiều chuyên ngành phối hợp và hai tư thế phẫu thuật để "cứu đôi chân"

Kíp phẫu thuật gồm các bác sĩ khoa Ngoại bụng 2: BS. Nguyễn Trần Quang Sáng, BS.Hoàng Tuấn Anh, BS.Nguyễn Minh Trọng, BS.Hoành Minh Sâm cùng kíp gây mê hồi sức bệnh viện K phối hợp với PSG.TS Trần Trung Dũng, Phó Giám đốc BVĐK Xanh Pôn tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân H.

Phim chụp sau phẫu thuật của bệnh nhân H

PSG.TS. Trần Trung Dũng cho biết: “đây là ca bệnh khó đòi hỏi sự phối hợp đồng thời giữa các thầy thuốc chuyên khoa với hơn 10 bác sĩ phẫu thuật, gây mê hồi sức, ung thư và chấn thương chỉnh hình”.

Để phẫu thuật cho bệnh nhân H, các bác sĩ chia sẻ có 2 hướng tiếp cận: một là qua đường mở vào khớp háng và tiếp cận khối u qua ổ cối; hai là tiếp cận qua đường ổ bụng, vào khối u trực tiếp và mặt trong cánh chậu và đáy ổ cối.

“Do vị trí khối u gần các cấu trúc mạch và thần kinh, hơn nữa khả năng chảy máu rất cao đồng thời lối tiếp cận từ phía ổ cối qua đường vào khớp háng chật hẹp (đường kính ổ cối khoảng 5-6cm trong khi đường kính khối u trong bụng khoảng 10cm) nên khi can thiệp kíp phẫu thuật quyết định sử dụng 2 đường mổ phối hợp”- đại diện kíp phẫu thuật cho biết.

Sau khi gây mê, bệnh H. phải phẫu thuật với 2 tư thế: nằm ngửa cho đường mổ bụng và nằm nghiêng cho đường mổ khớp háng. Đường mổ khớp háng phía ngoài rộng rãi để thăm dò ổ cối cánh chậu để cân nhắc phương án tạo hình lại khớp sau khi lấy bỏ khối u. Đường mở vào ổ bụng qua đường trắng giữa dưới rốn, kiểm soát bó mạch chậu trong, loại bỏ trọn vẹn khối u, làm sinh thiết tức thì đánh giá đảm bảo triệt để, cầm máu kỹ và sử dụng xi măng sinh học để phục hồi một phần khuyết xương cánh chậu và ổ cối.

Bệnh nhân H. dần hồi phục đi lại sau 1 tháng phẫu thuật.

Cùng với đó, các bác sĩ lựa chọn phương án tạo hình lại khớp háng với khớp háng nhân tạo có sử dụng rọ ổ cối để cố định ổ cối nhân tạo lên cả phần cánh chậu lành. Kíp phẫu thuật kiểm tra kỹ, đặt dẫn lưu và phục hồi giải phẫu của bao khớp và phần mềm. Sau 6 giờ "đấu trí" cam go, ca phẫu thuật đã diễn ra thành công, khối u được lấy bỏ triệt để, không có tai biến tổn thương thần kinh, khớp háng được phục hồi bằng khớp háng nhân tạo giúp cho bệnh nhân có thể tập luyện dần trở lại.

“Ca phẫu thuật thành công ngoài sự mong đợi của gia đình bệnh nhân và anh H. là động lực lớn để các bác sĩ chúng tôi tiếp tục theo đuổi công việc đầy khó khăn nhưng vô cùng ý nghĩa này”. BS. Trần Quang Sáng, Khoa Ngoại bụng 2 chia sẻ.

Thái Bình- Trần Hà

Các “phương thuốc” chữa thoát vị đĩa đệm

Vòng sợi bao quanh bị rách, nhân nhầy thoát ra ngoài khỏi vị trí giữa hai đốt sống, thường là về phía sau gây chèn ép tủy sống hoặc các rễ thần kinh - Hiện tượng này gọi là thoát vị đĩa đệm.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống, trong đó phải kể đến các nguyên nhân hàng đầu là các chấn thương cột sống, sau đó là các tư thế xấu trong lao động. Các chấn thương vào vùng cột sống như ngã ngồi đập mông xuống đất, chấn thương tác động trực tiếp vào vùng cột sống hoặc các tư thế xấu như cúi, nghiêng hay xoay người nhấc vật nặng, đặc biệt nhấc vật nặng ở cách xa người dễ gây thoát vị đĩa đệm. Sở dĩ như vậy vì lúc đó có một lực ép tác động nên các đốt sống và đĩa đệm với phân bố lực không đều: khe giữa hai đốt sống ở phía trước khép lại ép nhiều vào phần trước đĩa đệm trong khi ở phía sau khe lại mở rộng ra dẫn đến đẩy nhân nhày chui ra khỏi lỗ rách vòng sợi về phía sau, chui vào ống sống gây chèn ép rễ thần kinh hay tủy sống.

thoát vị đĩa đệm

Phương pháp điều trị bệnh

Tùy theo tính chất tổn thương, vị trí, biến chứng cũng như mức độ ảnh hưởng tới khả năng vận động, lao động và sinh hoạt của người bệnh mà cân nhắc tới các biện pháp điều trị bảo tồn và điều trị can thiệp phẫu thuật. Điều trị bảo tồn bao gồm các biện pháp như: nghỉ ngơi; vật lý trị liệu xoa bóp, tắm suối khoáng, đắp bùn; chiếu đèn hồng ngoại, sóng ngắn, điện phân, đắp dầu paraphin... Có thể dùng các biện pháp như tác động cột sống, kéo giãn cột sống trong điều trị bệnh. Ở một vài tuần đầu tiên, khi tổn thương thoát vị đĩa đệm còn mới chưa bị xơ hóa, việc tác động cột sống làm giãn các mâm sống và dịch chuyển phần đĩa đệm bị lồi trở lại vị trí bình thường. Kéo giãn cột sống bằng dụng cụ cũng có tác dụng tương tự, chỉ định cho lồi hoặc thoát vị đĩa đệm. Mặc áo nẹp cột sống có tác dụng cố định tạm thời, hạn chế các động tác lên vùng cột sống tổn thương, qua đó giảm lực tác động lên đĩa đệm.

Biện pháp dùng thuốc bao gồm các thuốc giảm đau đơn thuần như paracetamol; giảm đau chống viêm không steroid như diclofenac, meloxicam... uống, tiêm hoặc bôi tại chỗ. Lưu ý các thuốc trên dùng đường toàn thân có thể ảnh hưởng tới dạ dày, chức năng gan, thận... Các thuốc giãn cơ như mydocalm, myonal được chỉ định trong trường hợp co cứng cơ cạnh cột sống. Có thể bổ sung các thuốc bổ thần kinh như vitamin B1, B6, B12; các thuốc giảm đau thần kinh như neurontin.

Nhìn chung không có chỉ định dùng thuốc giảm đau chống viêm loại steroid như prednisolon, dexamethason... đường toàn thân vì có nhiều tác dụng phụ. Một số trường hợp hãn hữu như đau nhiều không đáp ứng với các biện pháp trên, đặc biệt kèm phù tủy có thể methylprednisolon đường tĩnh mạch liều cao, ngắn ngày, giảm liều nhanh nhưng phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và phải được theo dõi chặt chẽ các biến chứng.

Đối với đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, có thể áp dụng biện pháp dùng thuốc tại chỗ là tiêm ngoài màng cứng bằng hydrocortison với liệu trình mỗi đợt 3 mũi, mỗi mũi cách nhau 3-7 ngày cũng cho hiệu quả giảm đau khá tốt. Tuy nhiên, việc tiêm ngoài màng cứng phải được thực hiện tại cơ sở chuyên khoa khớp có kinh nghiệm, trong điều kiện tuyệt đối vô khuẩn.

Gần đây, người ta bắt đầu sử dụng tia laser, sóng radio qua da để điều trị đau do thoát vị đĩa đệm. Đây là các phương pháp an toàn, tuy nhiên chỉ có hiệu quả khi chỉ định trong những trường hợp nhẹ, nhân nhầy mới chỉ lồi vào ống sống và không có các tổn thương kèm theo như gai xương, xẹp trượt đốt sống hay phối hợp dày dây chằng vàng.

Phương pháp phẫu thuật ngoại khoa được chỉ định trong các trường hợp sau: thoát vị đĩa đệm gây hội chứng đuôi ngựa (biểu hiện bí đại tiểu tiện, mất cảm giác đau xung quanh hậu môn và bộ phận sinh dục); có liệt chi; đau quá mức, các thuốc giảm đau không hoặc rất ít tác dụng; sau khoảng 6 tháng áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa không có kết quả. Phẫu thuật nhằm giải phóng rễ thần kinh khỏi bị chèn ép, bao gồm các biện pháp: Kinh điển là mổ cắt cung sau lấy bỏ khối thoát vị - nhìn chung là can thiệp rộng, nhiều biến chứng về sau, đặc biệt là tái phát đau do vết mổ cũ xơ dính. Về sau, các kỹ thuật được cải tiến hơn như phẫu thuật mở nhỏ (mini- open); cắt bỏ đĩa đệm qua da; mổ nội soi lấy nhân thoát vị; mổ nội soi hút nhân nhầy... Trường hợp tổn thương có trượt đốt sống phối hợp gây mất vững có thể cố định cột sống bằng khung kim loại. Phẫu thuật thay đĩa đệm mới nhìn chung ít được chỉ định.

Cách nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm

Ðau cột sống và đau rễ thần kinh là các triệu chứng nổi bật nhất của bệnh. Ðau thường là dấu hiệu xuất hiện đầu tiên, đau tăng khi làm các động tác gây căng dây thần kinh, đau khi vận động, giảm khi nằm nghỉ. Khi đau, người bệnh có tư thế ngay lưng hay vẹo cột sống về một bên để chống đau kèm cơ cạnh cột sống co cứng. Có khi đau âm ỉ nhưng thường đau dữ dội, đau tăng khi rặn, ho, hắt hơi, cúi. Ðau thường tái phát nhiều đợt, mỗi đợt kéo dài khoảng 1-2 tuần sau đó lại khỏi bệnh. Dần dần, đau trở nên thường xuyên, kéo dài nếu không được điều trị. Có thể có cảm giác kiến bò, kim châm tương ứng với vùng đau và thường xuất hiện sau đau. Teo cơ, yếu cơ thường xuất hiện muộn do hạn chế vận động vì đau, thường sau một thời gian khá dài mới nhận thấy. Tuỳ theo vị trí đĩa đệm thoát vị có thể có các triệu chứng khác nhau. Do đó, khi bệnh nhân thấy đau cần đến gặp bác sĩ để được khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị.

ThS. Bùi Hải Bình

Cách phòng sốc nhiệt cho trẻ khi đi xe hơi

Với nền nhiệt như vậy, ôtô đỗ ngoài trời vào mùa hè có thể biến thành một chiếc lò nướng và có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm do sốc nhiệt.

Nguy cơ của một chiếc xe ôtô bị tăng nhiệt khi tham gia giao thông

Trong một chiếc xe ôtô bị tăng nhiệt khi lưu thông, chỉ cần 10-15 phút có thể gây tổn thương não và các bộ phận quan trọng trong cơ thể trẻ. Khi nhiệt độ trong cơ thể trẻ đạt tới 40oC, các cơ quan quan trọng của trẻ sẽ ngừng hoạt động và khi nhiệt độ cơ thể đạt tới 42oC thì trẻ sẽ có nguy cơ tử vong cao.

Hãy thử điểm lại các thông tin được công bố bởi Bộ Giao thông Hoa Kỳ:

Một đứa trẻ 9 tháng tuổi chết sau khi bị “nhốt” trong ghế an toàn trẻ em trong một chiếc xe tải nhỏ trong 2 giờ đồng hồ do sự hiểu lầm của cha mẹ dẫn đến đứa trẻ bị bỏ lại một mình trong xe; cha mẹ bé tin rằng bé ở nhà với người khác.

Một đứa trẻ 23 tháng tuổi đã chết khi một đứa trẻ lớn trông nom em bé, đưa em bé vào trong xe để đi đến cửa hàng, trở về nhà vì đã quên thứ gì đó, sau đó bị phân tâm bởi những chương trình trên tivi, rồi ngồi trên ghế dài để xem tivi, và ngủ thiếp đi, khi tỉnh dậy đã là 2 tiếng sau.

Việc bỏ trẻ trong xe một mình không chỉ khiến trẻ có thể chết vì sốc nhiệt mà còn có khả năng tử vong do ngạt khí, thiếu oxy... Hãy luôn để ý trẻ bên mình và luôn theo dõi trẻ mọi lúc mọi nơi.

Trẻ em sẽ mệt mỏi khi ngủ ngồi trên ôtô

Trẻ em sẽ mệt mỏi khi ngủ ngồi trên ôtô

Các biện pháp phòng tránh cho trẻ bị sốc nhiệt

Hiện tượng sốc nhiệt là tình trạng cần được chăm sóc y tế khẩn cấp đúng cách nếu không có thể dẫn đến nguy cơ gây tử vong. Các dấu hiệu của sốc nhiệt gồm có thân nhiệt cao, không có mồ hôi, da nóng đỏ và khô, mạch nhanh, khó thở...

Đừng để trẻ ở lại trong xe hơi khi bạn rời khỏi xe dù cửa sổ mở, động cơ vẫn làm việc, điều hòa đang hoạt động. Đặc biệt là vào một ngày nắng nóng, nhiệt độ trong xe có thể sẽ bị nóng nhanh chóng.

Nguy cơ sốc nhiệt tăng khi trẻ đang ở trong môi trường điều hòa mà bước ra ngoài trời rất nóng, hoặc từ ngoài trời nóng mà vào ngay phòng điều hòa hoặc điều hòa nhiệt độ quá thấp. Với thời tiết khoảng 39oC trở lên thì nguy cơ càng cao. Do vậy, khi xe đỗ ở ngoài trời nắng quá lâu, việc đầu tiên cần làm trước khi lên xe là mở cửa sổ để giảm bớt không khí nóng trong xe. Nếu như trẻ lên xe có mồ hôi nhễ nhại, cần lau khô người hoặc đợi người ráo mồ hôi rồi mới bật điều hòa để tránh cảm lạnh. Không nên bật lạnh sâu và gió lớn ngay từ đầu mà cần giảm nhiệt từ từ để cơ thể trẻ kịp thích nghi.

Tránh sốc nhiệt : Trước khi dừng hẳn xe vài phút nên tắt điều hòa và chỉ dùng quạt gió để giúp cơ thể trẻ dần làm quen với nhiệt độ bên ngoài. Hoặc có thể hạ kính xuống 1 chút để không khí có thể lưu thông.

Nội thất ôtô bề mặt nhựa của bảng điều khiển, ghế, ống dẫn khí có chất benzen có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Một chiếc xe hơi dưới ánh nắng mặt trời (khoảng 40oC) có lượng khí benzen lên cao. Người thường xuyên ở trong ô tô kín sẽ hít phải chất độc này và dễ mắc bệnh. Mức benzen sẽ giảm xuống khi bạn vệ sinh xe thường xuyên, bảo dưỡng, bảo trì xe định kỳ. Mở cửa xe trước khi bật điều hòa để trao đổi không khí trong và ngoài xe; không hút thuốc lá trong xe.

Khi phát hiện thấy trẻ trong xe có dấu hiệu mệt mỏi, khó chịu cần nhanh chóng đưa trẻ ra ngoài, nới lỏng quần áo và làm mát.

Ngăn ngừa nguy hiểm - Cách gì?

Luyện tập thói quen quan sát trước khi khóa cửa rời xe, cụ thể bạn kiểm tra ghế sau mỗi khi bạn ra khỏi xe ngay cả khi bạn không chở con mình. Làm điều này mỗi lần xuống xe sẽ hình thành thói quen của bạn.

Đưa con bạn ra khỏi xe trước, sau đó mới quan tâm đến việc đưa các vận dụng hay hàng hóa của bạn ra khỏi xe mỗi khi trở về nhà.

Đặt một món đồ chơi nhỏ ở vị trí dễ quan sát hoặc ghi ra giấy nhắc việc rằng bạn có con đang ở ghế sau; Hoặc bạn có thể đặt túi xách của mình ở hàng ghế sau khi vào xe và lấy chúng khi đi ra ngoài.

Luôn khóa xe và cất giữ chìa khóa đúng nơi quy định, để xa tầm tay trẻ em để con bạn không thể lấy chìa khóa và tự ý mở cửa xe, rồi lại chui vào và mắc kẹt trong xe.

Không để trẻ em chơi trong xe hơi mà không có sự giám sát của người lớn.

Cài đặt một cơ chế mở cửa xe dễ dàng, để chúng có thể tự thoát ra và không thể bị mắc kẹt trong xe.

Ứng dụng các thiết bị cảm biến đã được phát minh, có còi báo động khi có người lẻn vào xe.

Mặt khác, nếu bạn nhìn thấy một đứa trẻ một mình trong xe hơi, hãy gọi những bộ phận liên quan và giúp đưa đứa trẻ ra ngoài càng sớm càng tốt.

BS. Hoài Châu

Chứng đau ngực không do tim

Đau ngực nhiều khi không phải bệnh tim.

Đau ngực do dây thần kinh liên sườn

Có hai loại đau dây thần kinh liên sườn là nguyên phát và thứ phát. Khi bị đau nguyên phát, người bệnh có cảm giác đau liên tục một bên lưng, dần dần lan theo hướng chéo xuống dưới và ra trước tùy theo khu trú ở đoạn cột sống lưng trên hay dưới. Điểm đau rất rõ khi ấn vào những điểm lộ ra của những sợi thần kinh liên sườn, cạnh cột sống, đường giữa nách. Đối với đau thứ phát, bệnh nhân thường bị đau do bệnh lý đĩa đệm cột sống ngực, lao cột sống do tổn thương phổi - màng phổi, hay đau quặn gan, cần được chẩn đoán phân biệt.

Nhiều trường hợp đau do đĩa đệm của một đoạn cột sống, phần lớn là ở đoạn trên cột sống ngực thì bệnh nhân có cảm giác đau ở phía trong sâu mơ hồ, không có điểm đau rõ rệt khi ấn trên da. Khu vực đau thường gặp nhất là vùng liên bả vai, cạnh cột sống và vùng ngực trước tim dễ nhầm với cơn đau thắt ngực đe dọa nhồi máu cơ tim. Tỷ lệ bệnh lý đĩa đệm đoạn cột sống ngực chỉ chiếm 1,96% các chứng bệnh đĩa đệm cột sống toàn bộ.

Về điều trị: Cần tìm được nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn bằng các biện pháp cận lâm sàng (xét nghiệm, Xquang, chụp cắt lớp vi tính...). Sau đó người bệnh sẽ được bác sĩ điều trị theo nguyên nhân đã được xác định và xử trí theo hướng của viêm rễ thần kinh.

Đau ngực do hội chứng cơ bậc thang

Đau ngực do hội chứng cơ bậc thang.

Hội chứng cơ bậc thang đã được H.naffiger mô tả đầu tiên và Leriche tiếp tục nghiên cứu, còn được gọi là hội chứng ngách sườn - đòn, sau này còn gọi là hội chứng sườn cổ.

Trong khoang hẹp ở giữa cơ bậc thang trước và cơ bậc thang giữa có dây thần kinh cổ, đám rối thần kinh cánh tay và động mạch dưới đòn chạy qua, còn giữa cơ bậc thang trước và xương sườn có tĩnh mạch dưới đòn lách qua. Do sự liên quan giải phẫu như vậy nên một trong những thành phần kể trên có những biến đổi bất thường sẽ ảnh hưởng tới những bộ phận lân cận. Cũng vì vậy, người ta đã đưa ra định nghĩa: Hội chứng cơ bậc thang là những cơn đau kịch phát với những rối loạn thần kinh và mạch máu do động mạch dưới - đòn và đám rối thần kinh cánh tay bị kích thích hay chèn ép bởi xương sườn cổ, mỏm ngang đốt sống cổ quá dài hoặc những bất thường của một cơ bậc thang (phì đại hay thắt chặt).

Biểu hiện: đau và dị cảm ở vùng mặt trong cánh tay, cẳng tay, bàn tay và ngón 4, ngón 5. Đôi khi đau lan tới cả vùng chẩm và đặc biệt đau dội lên khi xoay đầu về phía tay đau hay sau khi thở vào sâu. Trường hợp đau lan xiên tới xương lồng ngực làm cho chẩn đoán nhầm với cơn đau thắt tim. Rối loạn vận động biểu hiện sức cơ yếu đi, trương lực cơ giảm dẫn đến teo cơ ở tay và mô út, nhưng đặc biệt là căng các cơ ở cổ, nhất là cơ bậc thang trước. Khi có rối loạn mạch máu, tay trở nên tê, tím tái, phù nề, lạnh chi. Trường hợp nặng hơn còn xuất hiện triệu chứng giảm nhẹ hoặc mất mạch quay.

Chẩn đoán dựa vào lâm sàng đặc trưng như đã nói trên và dấu hiệu Adson (mạch quay biến đổi hay mất khi ngồi, hai tay đặt trên đầu gối, thở thật sâu, đồng thời nâng cằm cao lên và cho quay đầu về phía bên tay đau) với kết quả chụp Xquang.

Đau ngực do dây thần kinh liên sườn: cần phân biệt đau nguyên phát và đau thứ phát, từ đó các bác sĩ sẽ điều trị theo nguyên nhân đã được xác định.

Đau ngực do hội chứng cơ bậc thang hay còn gọi là hội chứng sườn cổ sẽ gây những cơn đau kịch phát.

Hội chứng cơ bậc thang cần chẩn đoán phân biệt với:

- Hội chứng cơ ngực bé: Khi dạng cánh tay, cơ ngực bé đè ép động- tĩnh mạch dưới đòn và đám rối thần kinh cánh tay vào mỏm quạ của xương bả vai.

- Hội chứng sườn - đòn thường xảy ra ở những người làm việc nặng nhọc (đội, gánh, vác...), những cơ thể hình dải mảnh và suy ngược do đám rối thần kinh cánh tay bị chèn ép bởi xương đòn và xương sườn, cũng có bảng lâm sàng tương đối giống như của hội chứng cơ bậc thang.

- Đau tay dị cảm: đau và dị cảm ban đêm trong khu vực dây thần kinh trụ và gan bàn tay bị đau khi ấn. Hội chứng này thường gặp ở những người có tuổi do tư thế bất lợi của tay trong giấc ngủ sâu.

- Viêm đám rối thần kinh cánh tay: có nhiều triệu chứng tương tự như hội chứng sườn đùi.

Điều trị hội chứng cơ bậc thang, cũng tùy theo nguyên nhân điều trị theo triệu chứng chủ đạo: sử dụng thuốc giảm đau, chống thoái hóa các dây thần kinh, chống teo cơ, giữ tay ở tư thế chức năng.Điều trị bằng phẫu thuật nhằm mục đích loại trừ chèn ép vào các mạch máu - thần kinh, chỉ định cho những trường hợp đã được điều trị bảo tồn nhưng không đạt kết quả như mong muốn.

PGS. Vũ Quang Bích

Hít phải khí ôzôn có hại không?

Ôzôn là chất khí không màu, với nồng độ thấp không có mùi, nhưng ở nồng độ cao có mùi hôi. Phân tử ôzôn có 3 nguyên tử ôxy nên nó tham gia phản ứng ôxy hóa rất mạnh, có khả năng tiêu hủy hầu hết chất hữu cơ. Ở đây chúng ta cần phân biệt tầng ôzôn bảo vệ trái đất và sự ô nhiễm ôzôn: tầng ôzôn trong khí quyển ở tầng bình lưu, cách mặt đất khoảng 10-50km, có tác dụng lọc các tia cực tím của mặt trời, giảm bức xạ bảo vệ sự sống trên trái đất; còn sự ô nhiễm ôzôn ở mặt đất lại gây hại cho sức khỏe con người.

Ôzôn được sinh ra là do tác dụng của ánh nắng mặt trời với hai chất: hydrocarbon và nitrogen oxide, được thải ra từ khói xe và các nhà máy. Khi nhiệt độ tăng cao và “đứng gió”, nồng độ ôzôn trong không khí sẽ tăng cao. Nếu hít phải khí ôzôn, nó gây tổn thương các tế bào biểu mô lót của đường hô hấp, gây viêm, dẫn đến ho, ngứa họng, làm giảm chức năng phổi. Từ đó làm cho bệnh hen suyễn, khí phế thũng, viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… nặng lên, làm giảm sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật. Đối với bệnh nhân bị rung nhĩ do rối loạn nhịp tim, nguy cơ tử vong tăng cao hơn do ô nhiễm ôzôn.

Phòng tránh tác hại của ôzôn bằng cách: hạn chế ra ngoài khi trời nắng, hoặc chỉ hoạt động ngoài trời lúc sáng sớm hay sau khi mặt trời lặn, đeo khẩu trang, tránh những nơi có mật độ giao thông cao, sử dụng phương tiện giao thông công cộng để góp phần làm giảm ô nhiễm ôzôn.

BS.Phạm Phú Vinh

GS. Phạm Gia Khải mách bạn nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ khi bị suy tim

Giáo sư Phạm Gia Khải - Nguyên Viện trưởng Viện tim mạch Việt Nam cho biết, suy tim ở giai đoạn đầu chưa xuất hiện các triệu chứng, chất lượng sống của người bệnh không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng hơn (khó thở ở mức độ 3) người bệnh chỉ cần thực hiện các sinh hoạt hàng ngày cũng thấy mệt mỏi. Còn ở giai đoạn cuối của suy tim (khó thở ở mức độ 4) người bệnh không làm gì, chỉ nằm nghỉ ngơi cũng khó thở - giai đoạn này người bệnh mệt mỏi triền miên, lúc nào cũng thở hổn hển thì cuộc sống chẳng thể gọi là có chất lượng được.

Thưa GS, mệt mỏi triền miên ở người bệnh suy tim có biểu hiện như thế nào? Và phân biệt với mệt mỏi do suy kiệt hay suy nhược thần kinh bằng cách nào?

Người suy tim lúc nào cũng mệt mỏi và làm gì cũng mệt. Còn suy nhược thần kinh thì mệt có thời điểm. Ngoài mệt người bị suy tim còn có thay đổi về nhịp tim là nhịp tim nhanh, dẫn đến thở nhanh. Còn nếu nhịp tim không nhanh, chỉ 60 – 70 nhịp/ phút thì chưa chắc đã do suy tim.

Thưa Giáo sư, người nhà bệnh nhân suy tim phải đối mặt và chuẩn bị tâm lý gì? cần lưu ý gì trong quá trình chăm sóc người bệnh suy tim ở từng giai đoạn?

Trước hết đừng lo lắng quá mức vì suy tim chỉ là một biến chứng của một số bệnh mà chúng ta chưa biết. Khi biết mức độ bệnh, cần phải xem nguyên nhân của suy tim là gì, rồi bình tĩnh chữa. Nếu không khỏi hẳn thì cũng thuyên giảm hoặc làm chậm tiến trình phát triển của suy tim.

Vì thế tôi khuyên người nhà cứ bình tĩnh tìm ra căn nguyên gây ra suy tim chứ không nên chạy đôn chạy đáo rồi tự chạy chữa theo kinh nghiệm của người khác. Như thế rất nguy hiểm, nên tốt nhất việc điêu trị cần phải thông qua các thầy thuốc chuyên khoa và làm xét nghiệm cần thiết ví dụ như siêu âm tim, điện tâm đồ.

Khi bị chẩn đoán suy tim, bệnh nhân cần phải thực hiện ngay những điều gì?

Tuy suy tim không phải là cấp cứu tức thời nhưng cũng được coi là cấp cứu trì hoãn. Đầu tiên là phải tìm nguyên nhân gây ra suy tim. Nếu suy tim do tăng huyết áp thì sử dụng thuốc hạ áp. Nếu suy tim do bệnh hẹp van hai lá thì nong bằng bóng qua da hoặc sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc trợ tim dùng đều đặn. Tùy theo thể trạng và mức độ bệnh mà có phác đồ điều trị phù hợp. Nếu điều trị tốt người bệnh suy tim có khả năng sinh hoạt gần như bình thường.

Những lưu ý trong sử dụng thuốc điều trị suy tim?

Hầu hết các thuốc điều trị suy tim có thuốc lợi tiểu, thuốc chống đông, nhưng đáp ứng của người bệnh đối với các thuốc đó có thể khác nhau. Vì thế trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh phải nghe ngóng cơ thể mình. Đa số dùng thuốc không sao nhưng một số ít lại có phản ứng, chỉ 1-2 ngày đã thấy khó chịu. Khi đó người bệnh cần phải thông báo cho bác sĩ điều trị biết. Đồng thời, bác sĩ cũng cần phải theo dõi quá trình sử dụng, đáp ứng của người bệnh.

Như vậy giữa thầy thuốc và người bệnh luôn luôn phải giữ liên hệ và trao đổi thường xuyên để tìm ra thuốc và phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Thưa GS, nhiều người bệnh cho rằng khi suy tim, cơ thể mệt mỏi, nên cần phải bồi bổ nhiều chất dinh dưỡng (ví dụ như thịt bò, nội tạng động vật, trứng, sữa) như vậy có phải là tốt cho tim hay không? Xin GS cho biết chế độ dinh dưỡng cho người bệnh suy tim?

Nếu chúng ta bồi bổ nhiều quá, cơ thể tăng cân thì tim buộc phải hoạt động co bóp nhiều hơn mới đủ bơm máu đi nuôi cơ thể. Chưa kể nếu bụng to ra, đẩy cơ hoành lên làm tim khó giãn ra khiến công năng kém đi. Như vậy việc bồi bổ lại trở thành không có lợi.

Chúng ta có một thói xấu đó là: Mắc bệnh gì thì ăn cơ quan nội tạng đó. Mắc bệnh tim ăn nhiều tim, mắc bệnh thận ăn nhiều thận. Đó là quan điểm rất sai lầm. Nếu ăn nhiều thịt, nồng độ axit uric tăng lên sẽ gây nguy hiểm cho chính bệnh nhân suy tim. Vì thế không nên ăn nhiều quá, nên chia nhiều bữa nhỏ.

Nhưng có nhiều người bệnh lại kiêng khem quá mức. Điều đó có nên không thưa GS?

Có một thống kê của Viện Tim mạch mà tôi rất tâm đắc thế này: Mối liên hệ giữa cân nặng và huyết áp của người bệnh. Khi cân nặng giảm xuống quá nhiều lại gây nguy hiểm cho người bệnh khiến cho bệnh tim mạch nặng hơn lên. Như vậy, nhẹ cân quá, huyết áp xuống thấp quá cũng không tốt.

Thưa GS người bệnh suy tim thường mệt mỏi, khó thở, nên nhiều người sợ tập thể dục. Vậy điều đó là đúng hay sai. Nếu cần tập thể dục thì người bệnh cần tập như thế nào ở mỗi giai đoạn?

Ở người suy tim, không phải vì tim bóp kém mà không vận động. Người bệnh vẫn có thể hoạt động ở mức vừa phải phù hợp với thể trạng. Tại saongười suy tim nên vận động?

Thứ nhất, hoạt động giúp cho các mạch máu nở ra, giúp lưu thông tuần hoàn tốt hơn. Thứ hai, hoạt động giúp mỡ trong máu không ứ lại một chỗ và máu không bị đông.

Điều cần lưu ý nhất trong sinh hoạt đối với người bệnh suy tim là gì?

Người bệnh nên nhớ cơ thể và sức khỏe của mình đã khác trước, không giống như bình thường. Vì thế, chúng ta không thể gắng sức như người khác, chế độ ăn như người khác. Nhưng cứ sinh hoạt bình thường và có thể duy trì đi bộ nửa tiếng mỗi ngày hoặc giãn cách thời gian tùy thể trạng.

Suy tim làm ảnh hưởng trầm trọng tới chất lượng sống, nên việc làm giảm các triệu chứng khó thở, ho, phù, đau thắt ngực là nhu cầu cấp thiết của họ. Vì vậy, ngoài thuốc điều trị, nhiều người bệnh mong muốn sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ có thể cải thiện được tình trạng này. Gs có cho rằng khi lựa chọn những sản phẩm hỗ trợ, người tiêu dùng cần chọn những nhãn hàng uy tín đã được khẳng định bằng các nghiên cứu lâm sàng hoặc các nghiên cứu được tạp chí quốc tế công tế không ạ?

Chắc chắn rồi. Khi lựa chọn thuốc điều trị hay các sản phẩm hỗ trợ điều trị thì người bệnh cần hết sức lưu ý đến việc lựa chọn những nhãn hàng uy tín mà tên tuổi đã được khẳng định bằng các nghiên cứu lâm sàng hoặc có nghiên cứu đăng tải trên tạp chí quốc tế.

Cảm ơn giáo sư vì những chia sẻ của giáo sư và chúc giáo sư luôn mạnh khoẻ!

Kết quả nghiên cứu về Ích Tâm Khang tốt cho người bệnh tim mạch vừa được Tạp chí Khoa học Đời sống Toàn cầu (Lifescience Global, Canada) đăng tải. Đây là tạp chí chuyên cung cấp thông tin về những nghiên cứu mới trên nhiều lĩnh vực.

Số GPQC: 00171/2018/ATTP-XNQC

Sản phẩm này không phải là thuốc. không có tac dung thay thế thuốc chữa bệnh

Có thể tiến hành phẫu thuật ngoài vũ trụ?

Một ca phẫu thuật ngoài vũ trụ

Một ca phẫu thuật ngoài vũ trụ

Nếu bạn là một phi hành gia và cần chăm sóc y tế trên vũ trụ, bạn sẽ phải tìm đến BS. George Pantalos. Môi trường giảm trọng lực là rào cản đối với ngành y học cấp cứu. Đầu tiên là phải kiểm soát chất lỏng cơ thể và chất dịch phẫu thuật.

Đội ngũ tạo ra một mái vòm úp xung quanh điểm phẫu thuật để đảm bảo chất lỏng chảy vào nơi cần đến. Nhà phẫu thuật cũng thực hiện thủ thuật trong một “hộp găng tay” đặc biệt được thiết kế từ một lồng ấp trước sinh, để giảm nhiễm khuẩn chéo.

Một trở ngại nữa là không gian để chứa vật dụng phẫu thuật. Nó cần nhỏ gọn nên ông đã tạo ra bộ công cụ phẫu thuật đa năng, tích hợp với máy in 3D và cánh tay robot, và đây cũng có thể là bước tiến lớn đối với ngành y học phẫu thuật cả ở trên trái đất.

NV

(theo Seeker)

Cơ hội dành cho người mắc bệnh gan từ nghiên cứu khoa học về dược liệu quý ngàn năm Ưng bất bạc

Sẽ có nhiều cơ hội dành cho các bệnh nhân mắc các bệnh về gan để cùng chia sẻ, giao lưu và tìm hiểu cách để phục hồi và bảo vệ lá gan của mình cùng các nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu về gan mật ở Việt Nam tại hội thảo: “Ứng dụng dược liệu quý ngàn năm Ưng bất bạc trong bảo vệ và phục hồi tế bào gan”

Vào sáng 25/06/2018 tới đây, tại Hội trường Ngụy Như Kon Tum của Đại học Dược Hà Nội, tại số 13-15 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội sẽ diễn ra hội thảo: “Đánh thức tiềm năng dược liệu quý ngàn năm Ưng bất bạc trong bảo vệ và phục hồi tế bào gan”dưới sự bảo trợ chuyên môn của Hội gan mật Việt Nam

Sự kiện có sự tham gia của các nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực gan mật, dược liệu ở Việt Nam, các chuyên gia y tế cùng nhiều cơ quan thông tấn báo chí trên cả nước.

Tại Hội thảo, sẽ có 3 báo cáo khoa học uy tín được công bố gồm: Báo cáo"Bảo vệ và phục hồi tế bào gan sớm - Mấu chốt duy trì sức khỏe đường dài cho gan"của PSG.TS Trịnh Thị Ngọc, Nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai - Phó Chủ tịch hội Gan mật Hà Nội; Báo cáo “Ưng Bất Bạc - Dược liệu quý ngàn năm cho lá gan người Việt” của PGS.TS - Nghiên cứu viên cao cấp Nguyễn Thượng Dong - Nguyên Viện trưởng Viện Dược liệu và báo cáo "Đánh thức tiềm năng thảo dược quý ngàn năm Ưng Bất Bạc bằng công trình nghiên cứu được cấp bằng sáng chế tại Mỹ" của Tiến sĩ Dược học Trần Đức Dũng.

Ưng Bất Bạc chứa một sồ flavonoid quý như Hesperidine và Diosmin đem đến khả năng chống oxy hóa, chống tổn thương gan, công dụng phục hồi và bảo vệ tế bào gan sớm hiệu quả. ngăn ngừa xơ gan & ung thư gan.

Các báo cáo sẽ đánh giá thực trạng mắc các bệnh lý về gan đang gia tăng ở Việt Nam, đồng thời đưa ra những giải pháp mới nhất giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gan, giảm tỷ lệ tử vong vì các bệnh lý nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan. Theo PGS.TS Trịnh Thị Ngọc: “Tỷ lệ mắc bệnh gan ở Việt Nam ngày càng tăng cao. Nhiều trường hợp khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn nặng, khiến việc điều trị trở nên khó khăn và phục hồi chức năng gan gần như là không thể bởi gan đã chịu quá nhiều tổn thương. Muốn gan khỏe mạnh và lâu dài cần có biện pháp bảo vệ tế bào gan sớm, khi các tế bào gan còn khả năng phục hồi hoàn toàn trước những tổn thương.”.

PGS.TS - Nghiên cứu viên cao cấp Nguyễn Thượng Dong cho biết: “Theo YHCT Việt Nam và Trung Quốc, Ưng bất bạc có vị cay, tính ấm, quy vào các kinh can, tỳ, vị, dùng cho các chứng viêm gan vàng da, viêm gan mạn, viêm thận phù thủng, giải độc rượu… Các nhà khoa học trên thế giới đã phát hiện ra trong dịch chiết Ưng Bất Bạc có chứa nhiều Flavonoid quý như Diosmin và Hesperidine. Hesperidin trong Ưng bất bạc đã được chứng minh có tác dụng phục hồi, tái tạo tế bào gan, ngăn ngừa xơ gan, ung thư gan. Diosmin có tác dụng làm giảm tổn thương tế bào gan do rượu, tăng cường chuyển hóa và đào thải ethanol, hạ men gan, tăng cường chức năng gan, cải thiện các chỉ số glucosa máu, cholesterol, ure máu và hạ các men gan... Tinh dầu trong Ưng bất bạc chủ yếu thuộc nhóm monoterpen và sesquiterpen, có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, kích hoạt quá trình tự chết của tế bào ung thư gan.”

TS. Trần Đức Dũng – chủ nhân của công trình nghiên cứu về dược liệu Ưng bất bạc đã chứng minh được 4 nhóm tác dụng quan trọng của rễ dược liệu quý này như: bảo vệ tổn thương tế bào gan do rượu và tân dược, kháng virus viêm gan b, hạ men gan và phục hồi các chức năng của gan, tác dụng ức chế tế bào ung thư gan, làm giảm sự phát triển của khối u. Ngoài ra cao chiết Ưng bất bạc còn ức chế sự tăng trưởng và di căn của tế bào ung thư gan.

Kết quả sau 10 năm nghiên cứu tại Đài Loan về Ưng bất bạc của TS Trần Đức Dũng là một đóng góp rất quan trọng cho khoa học, đã nhận được giải thưởng “Nghiên cứu Trung Y dược Hứa Hồng Nguyên”, một giải thưởng uy tín của Đài Loan, được Cục sáng chế và nhãn hiệu thương mại Hoa Kỳ, Ủy ban khoa học công nghệ Đài Loan cấp bằng sáng chế.

Tại hội thảo cũng diễn ra lễ ký kết “Chuyển giao công nghệ chiết xuất Ưng bất bạc được cấp bằng sáng chế tại Mỹ” giữa TS Trần Đức Dũng và Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI, để đưa vào ứng dụng và phát triển thành sản phẩm Heposal, giúp phục hồi và bảo vệ tế bào gan, hiệu quả khi dùng cho các trường hợp như: Men gan cao, Viêm gan virus B, C, xơ gan, ung thư ganBan tổ chức sẽ dành 50 vé mời, cùng 50 phần quà trị giá 300.000 cho các bệnh nhân mắc bệnh lý về gan đăng ký tham dự hội thảo sớm nhất.Đăng ký tham gia hội thảo “Ứng dụng dược liệu quý ngàn năm Ưng bất bạc trong bảo vệ và phục hồi tế bào gan” TẠI Đ Y hoặc qua tổng đài 18001796.

Mai Nhung

Sạm da toàn thân do bệnh Addison

Hiện tượng sạm da có thể lan rộng toàn thân hoặc khu trú ở từng vùng của cơ thể tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Trong sạm da lan rộng toàn thân, bệnh Addison là một bệnh điển hình gây sạm da do người bệnh bị tổn thương tuyến thượng thận. Cần biết vấn đề này để phát hiện, chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Cơ chế gây nên sạm da

Hắc tố của da là những hạt không đều, sản sinh ra từ các tế bào hắc tố nằm ở tế bào đáy, bình thường chúng có màu vàng sáng, có thể phát hiện được bằng cách nhuộm bạc các mảnh cắt mô học của da. Khi tăng sinh nhiều, các hắc tố được giải phóng khỏi lớp tế bào đáy và tích lũy ở các tầng hắc tố bào, ứ đọng ở cả lớp tế bào gai và phần trên của trung bì. Trong chứng sạm da, da sẽ chuyển từ màu bình thường sang màu vàng sáng đến màu nâu đen và cuối cùng là màu đen sạm, không biến mất đi khi ấn vào. Theo các nhà khoa học, việc điều hòa hắc tố ở da do các tuyến nội tiết như thùy giữa tuyến yên, tuyến sinh dục, tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận. Thùy giữa tuyến yên giữ vai trò quan trọng do tiết ra nội tiết tố kích thích hắc tố, nội tiết tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản của các tế bào hắc tố ở da. Các tuyến nội tiết khác như tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận có tác dụng trực tiếp lên thùy giữa tuyến yên bằng cách tạo ra các men oxydase hoặc gián tiếp bằng cách tăng cường hay ức chế sự bài tiết nội tiết tố của thùy giữa tuyến yên. Trong quá trình tạo hắc tố ở da còn có vai trò của hệ thần kinh dinh dưỡng, đặc biệt là hệ thần kinh giao cảm.

Sạm da toàn thân do bệnh Addison

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh Addison gây sạm da

Bệnh Addison xảy ra khi người bệnh bị suy tuyến thượng thận nguyên phát, bệnh lý được nhà khoa học Addison phát hiện và mô tả lần đầu tiên vào năm 1855, nguyên nhân từ tổn thương cả hai bên tuyến thượng thận gây thiểu năng tuyến thượng thận, tuyến bị phá hủy không có khả năng tiết ra đủ hai loại nội tiết tố chính là cortisol và aldosteron. Thực tế có khoảng 70% các trường hợp suy tuyến thượng thận do nguyên nhân tự miễn dịch, hệ miễn dịch của cơ thể thường có chức năng bảo vệ cơ thể nhưng khi mắc bệnh tự miễn dịch thì hệ miễn dịch tự chống lại một phần nào đó của cơ thể; do đó suy tuyến thượng thận nguyên phát do nguyên nhân tự miễn dịch khi hệ miễn dịch chống lại vỏ thượng thận. Ngoài ra một số nguyên nhân khác cũng có thể gây nên suy tuyến thượng thận nguyên phát gồm: mắc bệnh lao, nhiễm vi khuẩn và nấm, ung thư di căn từ nơi khác đến như ung thư vú, nhiễm bột, bị u hạt sarcoidosis, nhiễm sắt, cắt bỏ tuyến thượng thận; suy đa tuyến nội tiết trong trường hợp suy các tuyến nội tiết khác gây bệnh đái tháo đường, suy tuyến cận giáp trạng... Bệnh thường xảy ra ở những người trẻ từ 30 - 50 tuổi, ít khi ghi nhận được ở trẻ em hoặc người cao tuổi, nam giới thường mắc bệnh nhiều hơn nữ giới.

Khi bị suy tuyến thượng thận, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện triệu chứng lâm sàng do sự thiếu hụt loại nội tiết tố của tuyến tiết ra, mức độ thiếu hụt nội tiết tố và nguyên nhân gây nên suy tuyến thượng thận cùng với các bệnh lý khác của cơ thể kèm theo. Thực tế các triệu chứng chung thường xuất hiện từ từ với biểu hiện mệt mỏi ngày càng nhiều, yếu cơ, chán ăn, sút cân; người bệnh chỉ để ý đến khi có thêm các dấu hiệu như: nôn, buồn nôn, đi tiêu chảy; các triệu chứng khác cũng được ghi nhận như tụt huyết áp nặng khi thay đổi tư thế, chóng mặt, ngất xỉu; bị kích thích hoặc trầm cảm, có triệu chứng hạ đường huyết: run chân tay, vã mồ hôi, hồi hộp, rối loạn kinh nguyệt; đối với bệnh Addison do suy tuyến thượng thận nguyên phát, người bệnh còn có thêm triệu chứng sạm da ở nhiều vùng da tiếp xúc với ánh sáng và vùng không tiếp xúc với ánh sáng.

Triệu chứng khởi đầu của bệnh Addison là có sự biến đổi sắc màu đậm của da ở các vùng đậm sắc da như núm vú, nách, vùng cơ quan sinh dục...; có thể ở vùng da hở như da mặt, da bàn tay; các vùng da ở các điểm tì tăng lên, sau đó đến các đường chỉ lòng bàn tay, đường giữa bụng và trên các sẹo của da. Trước tiên thấy trên da xuất hiện các vết sẫm màu, về sau các vết này lan rộng, liên kết với nhau thành màu sẫm đều ở toàn thân. Hiện tượng sẫm màu da này thấy rõ nhất ở mu bàn tay, vết sạm da đều, lan tỏa, đậm nhất là ở các khớp đốt ngón tay nhưng màu sắc của các móng tay lại bình thường. Hiện tượng sạm các niêm mạc không phải bao giờ cũng nhìn thấy nhưng nếu có thì được xem như đặc tính triệu chứng lâm sàng rất có giá trị để chẩn đoán bệnh như tình trạng sạm từng nốt màu xanh nhạt ở niêm mạc miệng tại mặt trong của má, môi, lợi và hàm ếch. Về tình trạng chung, bệnh nhân thấy mệt nhọc, mỏi cơ, nhiệt độ giảm, sau đó dần dần bị mệt nhọc nặng không đi lại được, không ngồi dậy được; ăn thấy mất ngon, bị táo bón, chóng mặt, buồn nôn, đau vùng bụng và vùng thắt lưng; huyết áp hạ nhưng thường khó nhận thấy và chỉ có giá trị chẩn đoán nếu kết hợp với các triệu chứng khác; người bệnh gầy sút nhanh chóng. Về xét nghiệm cận lâm sàng, thấy natri máu hạ nhiều, kali máu tăng lên, đường máu cũng hạ có khi chỉ còn 0,5 g/l mà bình thường là 1 g/l; tỉ lệ 17-ketosteroid trong nước tiểu 24 giờ ở người bình thường khoảng 10 - 15mg đối với nam và khoảng 6 - 12mg đối với nữ nhưng trong trường hợp bệnh Addison thì chỉ số nội tiết tố này hạ thấp xuống chỉ còn 1 - 2mg, trong trường hợp chỉ số hạ không rõ rệt thì thực hiện thêm nghiệm pháp khác giúp cho việc chẩn đoán. Lưu ý cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh sạm da toàn thân khác.

Tiên lượng và điều trị sạm da do bệnh Addison

Hiện nay bệnh Addison có tiên lượng khá khả quan do khả năng chẩn đoán đúng về nguyên nhân gây bệnh và sử dụng thuốc điều trị thích hợp, nhất là khi điều trị có hiệu quả bằng nội tiết tố. Biện pháp điều trị chung là chỉ định dùng chế độ ăn nhiều carbonhydrate và protide; ăn từng ít một nhưng ăn làm nhiều bữa, tránh tình trạng bị viêm nhiễm và phải điều trị tích cực ngay những trường hợp nhiễm khuẩn kết hợp. Có thể sử dụng nội tiết tố testosterone tác dụng thêm vào nội tiết tố thượng thận để tăng bài tiết kali. Dùng thêm vitamin C uống hoặc tiêm tĩnh mạch để tăng tác dụng của nội tiết tố thượng thận. Trong điều trị đặc hiệu, có thể dùng cortisone 25,5 - 37,5mg hoặc hydrocortisone 20 - 30mg uống hàng ngày và chia làm nhiều lần. Dùng fludrocortisone acetate giữ lại nhiều natri, liều lượng uống hàng ngày từ 0,05 - 0,10mg; có thể dùng phối hợp với desoxycorticosterone acetate (DOCA).

TTƯT.BS. NGUYỄN VÕ HINH

Kỳ tích: Cứu sống bệnh nhân gần như ngừng đập suốt 5 ngày

Chiều ngày 22/6, Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức lễ tiễn bệnh nhân mà theo như PGS.TS Đào Xuân Cơ- Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ là: Thầy của tôi, GS.TS Nguyễn Gia Bình đã hơn 40 năm làm nghề hồi sức tích cực, và tôi hơn 20 năm làm nghề cũng chưa bao giờ gặp ca bệnh nguy kịch như vậy…

Hội chẩn bệnh nhân ngay trên xe cứu thương

Trước đó, bệnh nhân “đặc biệt” là chị Mai Thị L, 34 tuổi ở Tuyên Quang được chẩn đoán loét dạ dày có chỉ định dùng hỗn hợp thuốc (chống vi khuẩn HP, ức chế bơm proton ( PPI), và clarithromycine), trước đó chị L. có uống 1 liều sau đó thấy ngứa, khó chịu đã tạm dùng thuốc 1 ngày thì hết đến sáng ngày 13/5/2018, chị lại tiếp tục uống, sau đó có biểu hiện của dị ứng như đỏ da, phù mặt, bồn chồn, khó chịu…

Bệnh nhân L. đã đến bệnh viện Hùng Vương (Phú Thọ) khám với chẩn đoán phản vệ. Các bác sĩ đã xử trí với các thuốc chống dị ứng như ; dimedrol, adrenalin nhưng tình trạng nặng lên, bệnh nhân thấy mệt, chóng mặt tiếp đó là hôn mê, co giật, suy hô hấp nặng và ngừng tuần hoàn.


Bệnh nhân L. hồi phục sau hơn tháng được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai nỗ lực điều trị

Bệnh nhân L. hồi phục sau hơn tháng được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai nỗ lực điều trị

Ngay lập tức bệnh nhân được cấp cứu ngừng tuần hoàn (ép tim ngoài lồng ngực), sau 20 phút bệnh nhân có tim đập trở lại. Bệnh nhân tiếp tục được xử trí sốc phản vệ, đặt nội khí quản, thở máy, duy trì adrenalin...

“Mặc dù được hồi sức tích cực theo đúng phác đồ nhưng sau đó bệnh nhân lại tiếp tục ngừng tuần hoàn lần 2, các nhân viên y tế lại tiến hành ép tim ngoài lồng ngực trong khoảng 15 phút nữa tim mới đập trở lại”- PGS.TS Đào Xuân Cơ nói.

Nhận định đây là trường hợp phản vệ nguy kịch với các diễn biến phức tạp, bệnh nhân sẽ tử vong, lãnh đạo BV Hùng Vương đã gọi điện cho GS Nguyễn Gia Bình-Bệnh viện Bạch Mai để xin ý kiến hỗ trợ.

“GS Bình nhận định, đây là một trường hợp phản vệ nguy kịch biến chứng ngừng tuần hoàn, suy đa tạng nên cần được chuyển ngay đến Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai để hỗ trợ tim phổi nhân tạo (ECMO). Trong những trường hợp này, nếu được chuyển đến các trung tâm hồi sức với các trang thiết bị, thì cơ hội sống của bệnh nhân cao hơn. GS Bình đã báo cáo cho Ban Giám đốc và nhận được chỉ đạo tập trung mọi nỗ lực cao nhất để cứu sống bệnh nhân”- PGS.TS Cơ cho biết.

Một mặt BV Bạch Mai liên tục giữ liên lạc tư vấn từ xa trong quá trình xử trí, vận chuyển mặt khác đã cử ngay 1 đội cấp cứu do BS Phạm Thế Thạch lên đường.

Sau khi tiếp cận được bệnh nhân trên đường gần TP Việt trì, BS Thạch đã hội chẩn trên xe cứu thương và hộ tống bệnh nhân về Bệnh viện Bạch Mai.

Nỗ lực chạy đua với “thần chết” cứu bệnh nhân hôn mê, đồng tử giãn, chảy máu rất nhiều nơi

Đồng thời, tại Khoa Hồi sức tích cực- Bệnh viện Bạch Mai, nhóm bác sĩ thực hiện kỹ thuật tim phổi nhân tạo tại giường (ECMO) và các chuyên khoa khác đã chuẩn bị sẵn sàng chờ đón bệnh nhân.

Đúng như nhận định, bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng nguy kịch: nhịp tim rất nhanh, 170 lần/phút, huyết áp thấp phải duy trì thuốc vận mạch liều rất cao, hôn mê sâu, suy hô hấp rất nặng, SPO2 chỉ đạt 60% với oxy tối đa, phù phổi cấp rất nhiều bọt hồng qua ống nội khí quản, xét nghiệm nhanh thấy có thiếu oxy và toan chuyển hóa nặng rối loạn. Chẩn đoán đây là một trường hợp phản vệ nguy kịch với biến chứng ngừng tuần hoàn, chảy máu phổi, siêu âm tim thấy tim đập rời rạc rất yếu, vì vậy không thể tiếp tục dùng thuốc, cần phải thực hiện kỹ thuật ECMO ngay lập tức.

Mặc dù kỹ thuật ECMO là kỹ thuật rất khó liên quan đến phẫu thuật mạch máu, trang thiết bị hiện đại nhưng để chạy đua với thời gian tính bằng phút nên chỉ trong khoảng 15 phút sau khi vào viện, máy ECMO đã được kết nối với bệnh nhân.

“Ngay sau khi có hỗ trợ của máy ECMO, nhịp tim của bệnh nhân giảm tử 170 xuống 120 và 80 lần/ phút và ngừng đập..., điện tâm đồ là đường thẳng và siêu âm tim thấy tim gần như không có hoạt động co bóp. Tình trạng này kéo dài liên tục 5 ngày trong sự lo lắng của thầy thuốc và gia đình bệnh nhân khi thấy bệnh nhân hôn mê, đồng tử hai bên giãn, chảy máu rất nhiều nơi. Nhưng các thầy thuốc khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai đã tiếp tục chiến đấu với thần chết”- PGS.TS Đào Đào Xuân Cơ kể lại.

Bệnh nhân L. trước giờ ra viện vẫn chia sẻ

Bệnh nhân L. trước giờ ra viện vẫn chia sẻ "khi nghe người thân kể lại tôi không ngỡ mình được cứu sống"

Đến ngày thứ 6, một chút hy vọng lóe lên, khi tim bắt đầu hoạt động trở lại trên máy theo dõi thấy các hoạt động điện của tim, nhịp tăng từ 50 lên đến 90 lần/phút, khi siêu âm thấy tim bắt đầu co bóp tốt hơn nhưng tình trạng suy đa tạng chưa cải thiện nhiều. Bệnh nhân tiếp tục được ECMO, lọc máu liên tục, thở máy, truyền các chế phẩm máu, kháng sinh, duy trì thuốc chống đông…

Đến ngày thứ 12, tim đã hồi phục tốt hơn, ý thức tỉnh hơn đã tiến hành ngừng máy ECMO. bệnh nhân tiếp tục hỗ trợ thở máy, suy thận phục hồi chậm nên tiếp tục lọc máu. Đến ngày thứ 20, bệnh nhân tỉnh táo, hết suy đa tạng nên đã rút nội khí quản, thở oxy liều thấp, tập phục hồi chức nặng.

Ngày thứ 25 sau khi bị phản vệ, nhờ các biện pháp hồi sức tích cực, chăm sóc toàn diện và phục hồi chức năng kết hợp nên bệnh nhân đã tự đi lại được, không phải thở oxy.

Thái Bình

Giữ gìn cột sống trong sinh hoạt hàng ngày

Để hạn chế nguy cơ gãy xương cột sống hoặc những tổn thương ở lưng, điều quan trọng là bạn phải học cách di chuyển cơ thể một cách an toàn. Học cách ngồi dậy và ra khỏi giường, nâng vật từ dưới sàn nhà và làm những hoạt động hàng ngày mà không tăng thêm áp lực lên cột sống là điều quan trọng. Việc này được thực hiện bằng cách di chuyển thân mình trong khi vẫn giữ cố định cột sống ở tư thế tốt. Ở những người loãng xương, việc tránh cúi ra trước và vặn mình là điều quan trọng. Những di chuyển này làm tăng áp lực nén lên cột sống và tăng nguy cơ gãy xương.

bao ve cot song

Tăng cường tập luyện để giảm thiểu các chấn thương ở lưng và cột sống. Ảnh: T. Minh

Dậy và ra khỏi giường

Tránh xoắn vặn trong khi ngồi dậy và ra khỏi giường. Khi bạn đang nằm, đầu tiên bạn xoay người sang một phía, sau đó lăn lưng. Gấp gối và di chuyển gối, háng và hai vai cùng nhau.

Để ngồi dậy, từ từ thả chân phía dưới ra khỏi giường và dùng tay của bạn đẩy nửa trên cơ thể để ngồi dậy. Nhớ tránh xoắn vặn và cong người.

bao ve cot song

Dậy và ra khỏi giường

Ngồi xuống và đứng dậy từ ghế

Để đứng lên, đưa người về phía trước của ghế, gấp gối về phía sau trong khi vẫn giữ lưng ổn định, dùng chân đẩy người và đứng dậy.

Để ngồi xuống, giữ tư thế cột sống thẳng, gấp gối và gập háng để ngồi vào bờ trước của ghế. Sau đó trườn người ra sau ghế.

Bạn có thể đặt hai tay lên đùi. Tránh lực nén ép bằng cách cột sống của bạn không được cong trong toàn bộ quá trình di chuyển.

Với đồ vật

Khi lấy đồ vật phía trên cao, sử dụng một tay và một chân ở phía trước so chân còn lại. Dồn trọng lượng của bạn lên chân phía trước khi với đồ.

Dụng cụ lấy đồ vật có thể hữu ích, nhưng chỉ sử dụng chúng khi bạn nâng những vật nhẹ và luôn giữ cột sống thẳng

Để giảm thiểu những động tác cong người hoặc với quá mức, bạn cần tổ chức lại những khu vực thường xuyên bạn sử dụng (như nhà bếp, khu giặt là, phòng giải trí) cốt để những vật dụng hay được sử dụng sẽ được cất ở ngang nửa cơ thể (được tính là giữa đầu và gối).

Đẩy và kéo đồ vật

Đừng cố đẩy hoặc kéo vật nặng (các vật dụng trong nhà…).

Đối diện với công việc, tránh cong người hoặc xoắn vặn người khi bạn đẩy hoặc kéo. Những công việc đẩy/kéo phổ biến nhất gồm có hút bụi, quét nhà và lau nhà.

Giữ tay ở gần thân mình.

Dùng chân cong gối đẩy những vật nặng từ bên này sang bên kia, từ trước ra sau.

Duy trì tư thế đúng ở mọi lúc.

Nâng vật nặng

Đặt chân để giữ cho cơ thể vững chãi nhất.

Mặt hướng về phía công việc để tránh vặn xoắn cột sống.

Để đồ ở gần cơ thể bạn.

Giữ cột sống thẳng/duy trì đường cong sinh lý bình thường của cột sống.

Gồng cơ bụng.

Dùng chân, gấp háng và gối. Đừng bao giờ cong cột sống ra trước.

Bản lề ở háng khi bạn phải di chuyển thân mình về phía trước, giữ cột sống thẳng.

Ấn hai hông và đẩy bằng chân khi bạn nâng vật trong khi giữ cột sống luôn thẳng.

Khi bạn nhấc một vật nặng từ sàn nhà, ngồi xổm xuống, bê vật gần người và đứng dậy trong khi giữ lưng luôn thẳng.

Không bao giờ nâng vật quá nặng.

bao ve cot song

Nâng vật nặng.

Mặc quần áo

Cũng như tất cả các hoạt động khác, mục đích là giữ cho cột sống luôn ở vị trí sinh lý.

Giữ cho cột sống không được cúi ra trước trong khi mặc những đồ ở nửa dưới cơ thể. Điều này yêu cầu bạn phải gấp háng.

Sử dụng những dụng cụ trợ giúp như tay cầm dài với đót giầy hoặc dụng cụ giúp đi tất.

TS.BS. Nguyễn Hoàng Long

((Khoa Phẫu thuật cột sống BV Việt Đức))

Chọn kính mắt và những lưu ý đặc biệt

Đầu tiên là gọng kính. Phải chú trọng đến trọng lượng của gọng, độ chắc khỏe, tính dẻo dai và chống trầy xước của gọng. Cũng phải tính đến giá cả và kiểu dáng. Riêng đối với mắt kính, chất liệu làm ra nó rất quan trọng và đó là thông tin cần tìm hiểu đầu tiên trước khi mua kính.

Mắt kính nào tốt?

Hiện nay, mắt kính trên thị trường khá phong phú về chất liệu. Mỗi loại có những ưu điểm riêng. Khi mua kính, cần hỏi xem mắt kính được làm từ chất liệu gì.

Khi mua kính, cần tìm hiểu mắt kính được làm bằng chất liệu gì.

Khi mua kính, cần tìm hiểu mắt kính được làm bằng chất liệu gì.

Kính mắt làm bằng plastic: Trước hết phải kể đến polycarbonate. Đây là một loại plastic có ưu điểm nổi trội so với chất liệu thủy tinh là nhẹ và chống lại tác động ngoại lực cao. Chính nhờ sự khác biệt này mà mắt kính polycarbonate thường được kê đơn cho trẻ em, người chơi thể thao, kính bảo hộ các loại.

Một dạng plastic khác là trivex cũng đáp ứng đầy đủ mọi tiêu chuẩn về an toàn. Tuy nhiên, chất liệu mắt kính trivex khỏe hơn, nhẹ hơn và trong suốt hơn polycarbonate. Người dùng còn khám phá ra là trivex ít gây méo mó hình ảnh hơn. Lời khuyên của chuyên gia là nếu bạn đeo số kính cao lại muốn kính phải mỏng thì cả polycarbonate và trivex đều là lựa chọn tốt.

Kính thủy tinh: Hiện nay, mắt kính thủy tinh đã bền và khó vỡ hơn trước kia và là dạng vật liệu chống trầy xước tốt hơn tất cả các vật liệu khác. Tuy nhiên, có nhược điểm rõ ràng là mắt kính thủy tinh nặng hơn mắt kính polycarbonate và trivex kể trên.

Kính phân cực: Là loại mắt kính làm giảm thiểu cảm giác lóa và chống được tia UV xâm hại mắt. Dạng kính này đặc biệt thích hợp với người lái xe, lái tàu, người đi biển... là những người hoạt động ngoài trời nhiều. Người phải dùng máy tính nhiều cũng có thể đeo kính phân cực. Tất cả các chất liệu mắt kính đều có thể chế tác dưới dạng kính phân cực được.

Chọn gọng kính

Gọng kính ngày nay được làm phổ biến từ kim loại và plastic. Tuy nhiên cũng có những vật liệu tổng hợp. Ví dụ như kính có phần plastic uốn quanh mắt kính còn phần thái dương thì lại làm bằng kim loại - titanium. Tùy theo sở thích cá nhân và tình huống sử dụng kính chúng ta sẽ có những vật liệu làm gọng kính khác nhau.

Gọng kim loại: Nhìn chung gọng kính được làm từ kim loại, titanium và hợp kim nhôm là phổ biến nhất. Chúng thích hợp để chế tác và đeo lên mặt.

Gọng titanium rất khỏe, nhẹ, chống trầy xước tốt. Gọng loại này đặc biệt thích hợp với trẻ lớn vì nó đặc biệt chắc chắn. Gọng bằng titan cũng có thể nhuộm thành nhiều màu khác nhau nên đảm bảo về mặt thẩm mỹ. Quan trọng hơn, chất liệu này không gây ra dị ứng với da, trái hẳn với một vài vật liệu cũ như nikel chẳng hạn, có khả năng gây dị ứng với da. Vì thế, những người có cơ địa dị ứng nên chọn loại này.

Gọng hợp kim trong đó nikel là thành phần cơ bản, khoảng 67%. Trong khi các kim loại khác trong thành phần hợp kim không gây ra dị ứng thì nikel thường gây phản ứng quá mẫn đối với da. Nhưng người dùng cũng không nên quá lo ngại, bởi nhà sản xuất đã tính tới điều này nên người ta thường gia cố thêm một lớp mạ bọc lên gọng hợp kim. Gọng kính hợp kim ưu điểm là tính chịu lực và chống trầy xước cao.

Gọng làm bằng beryllium: Là một kim loại nhẹ, rẻ tiền hơn titanium nhưng lại cực nhẹ và khỏe. Chúng khá mềm dẻo, dễ dàng cho các thợ kính chế tác. Gọng bằng beryllium cũng chống trầy xước cực tốt. Nhờ những lợi điểm trên gọng được khuyên dùng cho các đối tượng phải làm việc trên biển, ngâm mình trong muối mặn. Chất liệu này cũng dễ nhuộm thành rất nhiều màu khác nhau.

Gọng thép: Cũng khá khỏe và nhẹ nhưng không nhẹ bằng titanium. Do vậy loại này rẻ tiền hơn các gọng kim loại khác tuy cũng có tính năng chống trầy xước.

Gọng bằng flexon: Như tên gọi bằng tiếng Anh gọng nhẹ và chắc chắn, được chế từ hợp kim của titanium. Gọng có thể tự lấy lại hình dạng ban đầu sau khi bị bẻ cong hay xoắn vặn. Gọng flexon nhẹ, chống trầy xước, ít gây dị ứng đặc biệt thích hợp với trẻ em và cho các hoạt động ngoài trời.

Gọng nhôm: Tuy ít nhưng vẫn còn dùng để chế tác gọng kính cao cấp. Gọng loại này bền dẻo, chống xước tốt.

Gọng plastic: Được đặc biệt ưa thích bởi chúng rẻ tiền, trọng lượng nhẹ, có thể chế tác thành rất nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau. Gọng plastic thích hợp với trẻ nhỏ và trẻ em, những đối tượng ghét mang kính. Một nhược điểm không thể phủ nhận là gọng loại này dễ gãy hơn gọng kim loại. Cùng với thời gian màu sắc kính có thể bị nhạt đi, độ chắc khỏe cũng bị giảm đi đôi chút.

TS.BS. Hoàng Cương

Chữa mù trong vòng 5 phút

BS. Sanduk Ruit thực hiện nhiều ca phẫu thuật đục thủy tinh thể cho người nghèo

BS. Sanduk Ruit cùng đội ngũ của ông thực hiện nhiều ca phẫu thuật đục thủy tinh thể cho người nghèo

Mắt có cấu tạo rất phi thường và phức tạp. Để nhìn được, ánh sáng đi qua giác mạc, xuyên qua tròng mắt trong suốt và được võng mạc giải mã rồi gửi xung điện tới não. Nhưng nếu bạn bị đục thủy tinh thể, protein dính vào tròng mắt bắt đầu làm mờ mắt, làm cho bạn bị mù khả năng nhìn. Đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới mù lòa trên toàn cầu. Nhờ có biện pháp phẫu thuật mang tính cách mạng, thị lực có thể được khôi phục chưa đầy 5 phút.

Sinh ra ở Nepal, BS. Sanduk Ruit đã dành cả đời ông để đưa biện pháp hiệu quả này tới những nơi nghèo nhất trên thế giới. Ông cùng đội ngũ bác sĩ đã thành lập các trại phẫu thuật di động ở Triều Tiên, Trung Quốc, Bhutan và Ethiopia, huấn luyện đội ngũ phẫu thuật địa phương để điều trị nhiều nhất bệnh nhân.

20 năm qua, BS. Sanduk Ruit và đội ngũ của ông đã tiến hành trên 600 nghìn ca phẫu thuật. Chỉ trong vòng 5 phút, các nhà phẫu thuật rạch một vết mổ nhỏ ở mắt, loại bỏ đục thủy tinh thể và lắp vào đó thủy tinh thể nhân tạo. Mục đích của ông là loại bỏ thế giới mù lòa có thể điều trị được bằng phương pháp nhanh và rẻ tiền này. Ở giữa các ngọn núi của Nepal, rất nhiều bệnh nhân đợi khám mắt, họ đã đi từ xa đến, vượt qua các con đường hiểm trở để tới Viện Mắt Tilganga, một cơ sở phi lợi nhuận do BS. Ruit sáng lập nên.

Bảo Linh

(theo Seeker)

Phòng ngừa đột quỵ mùa nắng nóng

Già, trẻ đều có khả năng bị bệnh khi nắng nóng. Đối tượng dễ đột quỵ nhất: người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính (tim mạch, huyết áp...).

Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ

Người đang hoạt động ngoài trời nắng: đột ngột mất ý thức, ngất; da nóng ran; kiểm tra nhiệt độ cơ thể có thể lên tới 40 - 410C hoặc hơn. Bệnh nhân đổ nhiều mồ hôi, da ẩm ướt, yếu nửa người (liệt tay, chân, méo mặt...), không cử động được, không nói được hoặc khó nói, nói ngọng, không xác định được thời gian và không gian.

Trường hợp tiến triển từ nhẹ đến nặng: có triệu chứng kiệt sức do nắng nóng: ra mồ hôi quá nhiều, đau đầu, khó chịu, mặt đỏ, đỏ da toàn thân, cảm giác nghẹt thở, thở nhanh, nông, có khi đau bụng, buồn nôn và nôn mửa, đau đầu, choáng váng hoặc ngất, mệt mỏi, chuột rút. Thân nhiệt tăng kèm các triệu chứng: lú lẫn, mất thăng bằng, thở dốc, hơi thở yếu, choáng, ngất, chóng mặt, hoa mắt, mặt tái nhợt, mạch nhanh, chuột rút. Có các biểu hiện tổn thương thần kinh: li bì, giãy giụa, mê sảng, hôn mê và tử vong nếu không cấp cứu kịp.

Nhiều người khi thấy bệnh nhân có những dấu hiệu này thì thường là sẽ nghĩ rằng chắc là bệnh nhân bị say nắng, cảm nắng nên có thể bỏ qua. Điều này có thể gây nguy hiểm khi bỏ qua, bệnh nhân đột quỵ không được cấp cứu khẩn cấp, kịp thời, nhanh chóng hôn mê trong vài phút, thậm chí tử vong; thân nhiệt quá cao làm suy tim, suy thận và tổn thương não.

Phòng ngừa đột quỵ mùa nắng nóngBệnh nhân đổ nhiều mồ hôi, da ẩm ướt, yếu nửa người...

Nguyên nhân đột quỵ do nắng nóng

- Để thích nghi với thời tiết nắng nóng, cơ thể bài tiết mồ hôi nhiều. Do bị mất một lượng nước khá lớn khiến nồng độ máu trong cơ thể giảm, độ kết dính trong máu tăng cao làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ đột quỵ.

- Ảnh hưởng bởi nắng nóng còn khiến hệ tuần hoàn, đặc biệt là tim hoạt động kém kèm theo sự giãn mạch dẫn đến thiếu máu nuôi não, đặc biệt ở người có tiền sử xơ vữa động mạch, cao huyết áp.

- Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng còn làm suy giảm chức năng các cơ quan, gây mất ngủ, rối loạn giấc ngủ…khiến nguy cơ đột quỵ dễ xảy ra. Nhiều người còn tìm cách tránh nóng bằng cách vào siêu thị, trung tâm thương mại hoặc để điều hòa với nhiệt độ quá thấp dễ dẫn tới giảm thân nhiệt đột ngột, khiến mạch máu dễ bị co lại và tình trạng đột quỵ có thể xảy ra.

Phòng ngừa

Trong thời tiết nắng nóng như hiện nay, chúng ta cần chủ động phòng ngừa đột quỵ có thể xảy ra cho bản thân và gia đình mình như:

- Theo dõi dự báo thời tiết để chủ động phòng tránh.

- Người cao tuổi không nên đi lại làm việc vào ngày nắng nóng, nhất là giờ cao điểm từ 10g sáng đến 4g chiều. Ra ngoài trời cần có mũ nón, uống nước.

- Nên mặc dài tay và đội mũ rộng vành để bảo vệ da khỏi ánh mặt trời. Quần áo nên nhẹ và được làm từ chất liệu thoáng mát; không nên đột ngột từ phòng điều hòa ra ngoài nắng ngay mà phải có thời gian thích ứng với nhiệt độ ngoài trời.

- Máy điều hòa: 26 - 280C. Hoặc làm mát nhà bằng cách che nắng, mở cửa cho thông thoáng, bật quạt.

- Uống nước thường xuyên để tránh mất nước, nên dùng thêm nước trái cây, rau xanh.

Phòng ngừa đột quỵ mùa nắng nóng

- Người cao tuổi có bệnh tim mạch đã từng đột quỵ thì không nên ra ngoài nắng sau 10g sáng. Không làm việc hoạt động gắng sức khi cơ thể mệt mỏi, đói, khát khi ở ngoài trời nắng.

- Các yếu tố khác: kiểm soát stress, ăn uống lành mạnh (tăng cường trái cây rau quả); ngủ đủ giấc; kiểm soát huyết áp và đường huyết; tránh xa rượu bia; thuốc lá; khám sức khỏe định kỳ.

Đối với những người đã từng bị đột quỵ, cần phải lưu ý những điều như trên, tuy nhiên cần thận trọng hơn. Người nhà cần theo dõi sát vì dễ bị đột quỵ lại. Cần theo dõi sức khỏe định kỳ và dùng thuốc theo chỉ định, khi thấy bất thường trong cơ thể cần đi khám ngay.

Sơ cứu trong trường hợp bệnh nhân có những dấu hiệu đột quỵ và đưa đi cấp cứu ngay. Trong quá trình di chuyển cấp cứu cần chú ý những vấn đề sau:- Nhanh chóng đưa bệnh nhân vào nơi thoáng mát, cởi bỏ bớt hoặc nới rộng quần áo, lau mát. Bệnh nhân bị ngất hoặc hôn mê không nên cố gắng cho uống nước vì dễ gây sặc nước vào phổi càng nguy hiểm. - Trường hợp bệnh nhân bị ngừng tim (bắt mạch hoặc sờ không thấy tim đập) phải làm hô hấp nhân tạo hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực.- Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện điều trị.

BS.CKII.HUỲNH TẤN VŨ

(Đơn vị điều trị ban ngày - Cơ sở 3 BV. Đại học Y Dược TP.HCM)