Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

GS. Phạm Gia Khải mách bạn nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ khi bị suy tim

Giáo sư Phạm Gia Khải - Nguyên Viện trưởng Viện tim mạch Việt Nam cho biết, suy tim ở giai đoạn đầu chưa xuất hiện các triệu chứng, chất lượng sống của người bệnh không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng hơn (khó thở ở mức độ 3) người bệnh chỉ cần thực hiện các sinh hoạt hàng ngày cũng thấy mệt mỏi. Còn ở giai đoạn cuối của suy tim (khó thở ở mức độ 4) người bệnh không làm gì, chỉ nằm nghỉ ngơi cũng khó thở - giai đoạn này người bệnh mệt mỏi triền miên, lúc nào cũng thở hổn hển thì cuộc sống chẳng thể gọi là có chất lượng được.

Thưa GS, mệt mỏi triền miên ở người bệnh suy tim có biểu hiện như thế nào? Và phân biệt với mệt mỏi do suy kiệt hay suy nhược thần kinh bằng cách nào?

Người suy tim lúc nào cũng mệt mỏi và làm gì cũng mệt. Còn suy nhược thần kinh thì mệt có thời điểm. Ngoài mệt người bị suy tim còn có thay đổi về nhịp tim là nhịp tim nhanh, dẫn đến thở nhanh. Còn nếu nhịp tim không nhanh, chỉ 60 – 70 nhịp/ phút thì chưa chắc đã do suy tim.

Thưa Giáo sư, người nhà bệnh nhân suy tim phải đối mặt và chuẩn bị tâm lý gì? cần lưu ý gì trong quá trình chăm sóc người bệnh suy tim ở từng giai đoạn?

Trước hết đừng lo lắng quá mức vì suy tim chỉ là một biến chứng của một số bệnh mà chúng ta chưa biết. Khi biết mức độ bệnh, cần phải xem nguyên nhân của suy tim là gì, rồi bình tĩnh chữa. Nếu không khỏi hẳn thì cũng thuyên giảm hoặc làm chậm tiến trình phát triển của suy tim.

Vì thế tôi khuyên người nhà cứ bình tĩnh tìm ra căn nguyên gây ra suy tim chứ không nên chạy đôn chạy đáo rồi tự chạy chữa theo kinh nghiệm của người khác. Như thế rất nguy hiểm, nên tốt nhất việc điêu trị cần phải thông qua các thầy thuốc chuyên khoa và làm xét nghiệm cần thiết ví dụ như siêu âm tim, điện tâm đồ.

Khi bị chẩn đoán suy tim, bệnh nhân cần phải thực hiện ngay những điều gì?

Tuy suy tim không phải là cấp cứu tức thời nhưng cũng được coi là cấp cứu trì hoãn. Đầu tiên là phải tìm nguyên nhân gây ra suy tim. Nếu suy tim do tăng huyết áp thì sử dụng thuốc hạ áp. Nếu suy tim do bệnh hẹp van hai lá thì nong bằng bóng qua da hoặc sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc trợ tim dùng đều đặn. Tùy theo thể trạng và mức độ bệnh mà có phác đồ điều trị phù hợp. Nếu điều trị tốt người bệnh suy tim có khả năng sinh hoạt gần như bình thường.

Những lưu ý trong sử dụng thuốc điều trị suy tim?

Hầu hết các thuốc điều trị suy tim có thuốc lợi tiểu, thuốc chống đông, nhưng đáp ứng của người bệnh đối với các thuốc đó có thể khác nhau. Vì thế trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh phải nghe ngóng cơ thể mình. Đa số dùng thuốc không sao nhưng một số ít lại có phản ứng, chỉ 1-2 ngày đã thấy khó chịu. Khi đó người bệnh cần phải thông báo cho bác sĩ điều trị biết. Đồng thời, bác sĩ cũng cần phải theo dõi quá trình sử dụng, đáp ứng của người bệnh.

Như vậy giữa thầy thuốc và người bệnh luôn luôn phải giữ liên hệ và trao đổi thường xuyên để tìm ra thuốc và phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Thưa GS, nhiều người bệnh cho rằng khi suy tim, cơ thể mệt mỏi, nên cần phải bồi bổ nhiều chất dinh dưỡng (ví dụ như thịt bò, nội tạng động vật, trứng, sữa) như vậy có phải là tốt cho tim hay không? Xin GS cho biết chế độ dinh dưỡng cho người bệnh suy tim?

Nếu chúng ta bồi bổ nhiều quá, cơ thể tăng cân thì tim buộc phải hoạt động co bóp nhiều hơn mới đủ bơm máu đi nuôi cơ thể. Chưa kể nếu bụng to ra, đẩy cơ hoành lên làm tim khó giãn ra khiến công năng kém đi. Như vậy việc bồi bổ lại trở thành không có lợi.

Chúng ta có một thói xấu đó là: Mắc bệnh gì thì ăn cơ quan nội tạng đó. Mắc bệnh tim ăn nhiều tim, mắc bệnh thận ăn nhiều thận. Đó là quan điểm rất sai lầm. Nếu ăn nhiều thịt, nồng độ axit uric tăng lên sẽ gây nguy hiểm cho chính bệnh nhân suy tim. Vì thế không nên ăn nhiều quá, nên chia nhiều bữa nhỏ.

Nhưng có nhiều người bệnh lại kiêng khem quá mức. Điều đó có nên không thưa GS?

Có một thống kê của Viện Tim mạch mà tôi rất tâm đắc thế này: Mối liên hệ giữa cân nặng và huyết áp của người bệnh. Khi cân nặng giảm xuống quá nhiều lại gây nguy hiểm cho người bệnh khiến cho bệnh tim mạch nặng hơn lên. Như vậy, nhẹ cân quá, huyết áp xuống thấp quá cũng không tốt.

Thưa GS người bệnh suy tim thường mệt mỏi, khó thở, nên nhiều người sợ tập thể dục. Vậy điều đó là đúng hay sai. Nếu cần tập thể dục thì người bệnh cần tập như thế nào ở mỗi giai đoạn?

Ở người suy tim, không phải vì tim bóp kém mà không vận động. Người bệnh vẫn có thể hoạt động ở mức vừa phải phù hợp với thể trạng. Tại saongười suy tim nên vận động?

Thứ nhất, hoạt động giúp cho các mạch máu nở ra, giúp lưu thông tuần hoàn tốt hơn. Thứ hai, hoạt động giúp mỡ trong máu không ứ lại một chỗ và máu không bị đông.

Điều cần lưu ý nhất trong sinh hoạt đối với người bệnh suy tim là gì?

Người bệnh nên nhớ cơ thể và sức khỏe của mình đã khác trước, không giống như bình thường. Vì thế, chúng ta không thể gắng sức như người khác, chế độ ăn như người khác. Nhưng cứ sinh hoạt bình thường và có thể duy trì đi bộ nửa tiếng mỗi ngày hoặc giãn cách thời gian tùy thể trạng.

Suy tim làm ảnh hưởng trầm trọng tới chất lượng sống, nên việc làm giảm các triệu chứng khó thở, ho, phù, đau thắt ngực là nhu cầu cấp thiết của họ. Vì vậy, ngoài thuốc điều trị, nhiều người bệnh mong muốn sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ có thể cải thiện được tình trạng này. Gs có cho rằng khi lựa chọn những sản phẩm hỗ trợ, người tiêu dùng cần chọn những nhãn hàng uy tín đã được khẳng định bằng các nghiên cứu lâm sàng hoặc các nghiên cứu được tạp chí quốc tế công tế không ạ?

Chắc chắn rồi. Khi lựa chọn thuốc điều trị hay các sản phẩm hỗ trợ điều trị thì người bệnh cần hết sức lưu ý đến việc lựa chọn những nhãn hàng uy tín mà tên tuổi đã được khẳng định bằng các nghiên cứu lâm sàng hoặc có nghiên cứu đăng tải trên tạp chí quốc tế.

Cảm ơn giáo sư vì những chia sẻ của giáo sư và chúc giáo sư luôn mạnh khoẻ!

Kết quả nghiên cứu về Ích Tâm Khang tốt cho người bệnh tim mạch vừa được Tạp chí Khoa học Đời sống Toàn cầu (Lifescience Global, Canada) đăng tải. Đây là tạp chí chuyên cung cấp thông tin về những nghiên cứu mới trên nhiều lĩnh vực.

Số GPQC: 00171/2018/ATTP-XNQC

Sản phẩm này không phải là thuốc. không có tac dung thay thế thuốc chữa bệnh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét